Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Giao thoa văn hóa Việt - Chăm nhìn từ lời ăn tiếng nói

Võ Văn Hòe


Năm 1069, Lý Thường Kiệt mang quân vào Chămpa, vua Chămpa lúc bấy giờ là Rudravarman đã đồng thuận nhường cho Đại Việt phần đất phía Bắc của Vương quốc Chăm là vùng Ulik (Ô-Lý) Indrapura. Sau khi tiếp quản, người Việt chia thành ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính và lần lượt đưa dân vào khai thác, xây dựng làng ấp mới và phát triển kinh tế. Đến năm 1692, thời các chúa Nguyễn quản lý vùng đất này, có chính quyền vững mạnh đến vùng đất Panduranga, sau đổi thành Ninh Thuận – Bình Thuận. Ban đầu những người dân Việt di cư vào Nam sống đan xen những nông dân Chăm. Và khi những lưu dân Việt vào Nam càng đông, khai thác đất đai ngày càng nhiều, sản xuất nông nghiệp phát triển, từ đó làng ấp người Việt dần được hình thành. Đây là thời kỳ mà người Việt và người Chăm sống thân thiện, có ảnh hưởng và giao thoa kinh tế, văn hoá với nhau, đặc biệt theo đường dân gian, nhẹ nhàng dễ tiếp nhận. Vào các thế kỷ này, người Chăm đã sử dụng tiếng Việt gần như đã thành thạo, tiếng Việt đã gia nhập vào tiếng nói người Chăm, còn ngôn ngữ Chăm đã được người Việt tiếp nhận những từ ngữ cần để định danh sự vật tại vùng đất mới và cho gia nhập vào tiếng nói của mình. Phần lớn các từ ngữ tham gia vào lời ăn tiếng nói địa phương là các danh từ, một ít chỉ phương hướng, nay đã góp mặt vào phương ngữ địa phương xứ Quảng. Ngày nay, qua khảo sát còn tìm thấy tại vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi (vùng ngũ Quảng xưa) các từ, ngữ của tiếng Chăm.
Trong sách “Văn học dân gian Chăm - tục ngữ, câu đố” của tác giả Inrasara, phần ngôn ngữ, cho chúng ta có cơ sở dẫn chứng về sự giao lưu, tiếp biến lời ăn tiếng nói người Chăm và người Việt miền Trung:

Tiếng Chăm

  Tiếng Việt
pauk p k
ꨯꨚꨱꩀ
tháo, mở
tap tăp
ꨓꩇ
đắp
grum/kgum kr m
ꨴꨈꨭꩌ
sấm
klaik kl k (cái)
ꨰꨆꨵꩀ
trách (phu)
bblaw k/lp
ꨯꨡꨵꨱꨥ (bblauw)
Ló, thò ra
nhjol~nhjwơl je
ꨒꨶꨮꩊ
(ph,n)=nhẹ
pơh b h~mb h
ꨚꨮꩍ
mở
tuh toh~ktoh
ꨓꨭꩍ
đổ
grauh krua
ꨯꨴꨈꨱꩍ
(h) sủa
diep~diew ndep~dep
ꨯꨙꨳꨮꩇ
 nếp
glauw
ꨯꨈꨵꨱꨥ
óc
bbul
ꨤꨝꨭꩀ - (labu1k)
bụi, khóm
pah
ꨚꩍ
vả, tát
padơng
ꨛꨕꨮ
dựng
gahak
ꨈꨨꩀ
khạc
talei
ꨓꨤꨬ
dây
tamuh
ꨓꨟꨭꩍ
mọc
ribung
ꨣꨝꨭꩃ - (rabung)
măng
limưk
cũng đọc lamưk
ꨤꨪꨟꩀ
mỡ
rwai
ꨰꨣꨶ
ruồi
kara
ꨆꨣꨩ
rùa
mưta
ꨟꨓꨩ
mắt
chabbwai
ꨌꨰꨡꨶ
môi


Ngoài lớp từ cơ bản, còn có một lớp từ mới du nhập mà ta có thể xác định rõ hướng du nhập là từ Chăm vào Việt hay từ Việt sang Chăm. Trong tiếng Việt miền Trung có hàng loạt từ Chăm như cái vồ (gai bo), cái chiết (ciet), cái giạ (jak), đồ gọ (kako), cái chà gạt (jagak), láng (bblang) cỏ,...đây là những từ chỉ đồ dùng hoặc sự vật (nói chung) tồn tại ở vùng cư trú xen kẽ Chăm – Việt, đi vào tiếng Việt làm phong  phú cho vốn từ vựng người Việt miền Trung.
Mặt khác, những từ ngữ Việt đi vào Ariya Chăm cũng hết sức đa dạng: - Kuw ciip đwa mưlw gơp gan ra klau. Ta chịu nhục làng xóm chê cười/ - Mưdơh mai ginik cauk ruw di tian. Thức giấc, em nghe nào rầu rĩ trong lòng/ - Đam cuh kanai biak đang. Đám thiêu em thật xứng đáng/- tabur xanưng twei đơy . Nhận định theo thói đời/ - Urang jang kan khing nhơ. Thật khó mà nhờ cậy người.
Sử dụng từ ngữ Việt với các mục đích biểu hiện và mục đích nghệ thuật là hiện tượng phổ biến không chỉ trong ariya, mà cả trong pannwơc yaw (tục ngữ), panwơc pađit (ca dao). Những ý kiến của nhà nghiên cứu Bùi Khánh Thế cho thấy sự giao thoa ngôn ngữ Chăm – Việt còn được biểu hiện cả trong ngữ âm lẫn ngữ pháp. Thổ ngữ Việt ở vùng Duồng (Bắc Bình – Bình Thuận) có âm cuối tắc thanh ở một số từ tương ứng với âm cuối tắc ở các thổ ngữ và phương ngữ khác. Ví dụ: lắc léo [lă l w], cắc bạc [kă bak]. Quá trình rụng âm tiết không trọng âm ở vị trí đầu từ đa tiết (lang likuk) diễn ra khá nhanh dẫn đến trạng thái đơn tiết hóa một bộ phận từ vựng quan trọng và làm xuất hiện hệ thống thanh điệu. Không phải ngẫu nhiên mà giới nghiên cứu ngôn ngữ Đông Nam Á cho rằng tiếng Việt và tiếng Chăm, mỗi bên đại diện cho một ngữ tộc – Việt thuộc ngữ tộc Nam Á, Chăm thuộc ngữ tộc Nam Đảo – cùng phát triển hướng về tiểu loại hình ngôn ngữ đơn lập triệt để (Edmondson j., Gregerson k., Solnsev V.M.). Đây là hai thứ tiếng tiêu biểu cho quá trình tích hợp và quy tụ ngôn ngữ trong tập hợp ngôn ngữ ở Việt Nam ".
            Bộ phận từ vựng tiếng Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ có giao thoa với tộc người Chăm chưa được nhiều người xem xét, trong khi các từ ngữ gốc Khơ-me, gốc Hoa, gốc Pháp, gốc Mỹ đã được nghiên cứu. Qua đó thấy rằng, biểu hiện của quá trình giao tiếp diễn ra mạnh mẽ, mềm mại nhưng thấm sâu theo con đường tiếp nhận dân gian ít hay biết. Từ đây tạo ra giá trị chung, phổ quát, sự xích lại gần nhau, thâm nhập vào nhau trong tiến trình phát triển lời ăn tiếng nói. Do quá trình giao lưu tiếp biến, một bộ phận từ ngữ Chăm sang Việt đã góp phần tạo ra tại miền Trung một lớp từ ngữ địa phương phong phú, trong đời sống xã hội. Đây không phải là sự đồng hóa lẫn nhau mà tạo ra các giá trị mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội trong sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại, góp phần vào việc làm phong phú từ ngữ địa phương Trung bộ.
Trên cơ sở tiếp thu kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục điều tra trong lời ăn, tiếng nói người Việt miền Trung, nhận ra nhiều từ ngữ được tiếp nhận từ ngôn ngữ Chăm. Ngày nay, những từ, ngữ này, đã phổ biến và người Việt miền Trung tiếp tục sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. [[1]]

Tiếng Chăm
Tiếng Việt Trung Bộ
Tiếng Việt toàn dân
CHỈ TRẠNG THÁI
              lauv
lo
lo
             wan
oan
oan
              ơn
ơn
ơn
lêh
lảng
điếc
hun
hôn hít
langth
kề
gần (kề vai)
mo
mará
ma quái
ngow
ngẳng
chết
nguowt
ngoẻo
chết
kway
ngúc
gật đầu
tăp
gọi rú lên (rống lên)
                               CHỈ ĐỊA ĐIỂM, NƠI CHỐN
ꨀꨗꨪꩍ - [anih]
ni 
đây, này, chỗ này
ꨯꨕꨮꩍ - [deh1]
nớ
chỗ kia, đằng kia
ꨨꨯꨓꨱ - [hatau]
đâu, ở đâu
ꨯꨕꨮꩍ - [deh1]
kia, đằng kia
moh

(ở) đâu
                                     CHỈ SỰ NGHI VẤN

răng
sao, sao vậy?, thế nào

răng rứa
sao vậy
ꨰꨝꩀ - [baik1]
ꨎꨮꩍ - [jơh]
dậy
vậy
ꨣꨬ - [rei2]
rứa
vậy, thế, làm vậy
ꨣꨬ - [rei2]
ri
là, thế này, như vậy
                                      CHỈ SỰ XƯNG HÔ
ꨢꨭꩅ - [yut1]
nậu
bạn

bậu
bạn, em bậu
ꨯꨀ꨷ - [aung]
ꨅꩃ - [ong]
ôn
ông
ꨟꨭꨩꩀ - [mu’k]
mụ
bà (chỉ đàn bà)

mệ
bà (chỉ người già)
             amaik
mẹ
u/mẹ
ꨆꨭꩃ - [kơu]

tao/tau
tôi
    [wi]
mày
mày
                                         CHỈ ĐỊA DANH

ô lâu (sông)

              bơn
vườn
vườn

bàu tró (tró=gốm), (bàu:Việt; tró: Chăm)


Chợ Thùi (chợ: Việt; thùi: Chăm)
chợ thùi
 Hue  [mùi hương]                         Huế                     Huế

cu/câu đê (xã, sông)

ca lo/khu lu
cam lộ (sông)

dairios
đà rằng

kađuk
cà đú (núi)

cơk cabbang
ꨌꨡꩃ - [Chabbang]
chà bang (núi)

bôn amưh [đồi vàng]
bồng miêu

canah kluw ‘chanah klău’
cà ná


ka kút (bến đò)

jaya/trà
[họ Chế ?]
trà bồng, sơn trà, trà khúc, trà my (trà là một trong bốn họ chính của người Chăm)

kauthara
vạn giã

ia trang
ꨀꨳꨩ ꨴꨓꩃ - [Ia Trang]
nha trang


sình (làng)


sịa (làng)


nông (làng)


truồi (làng)


thốc lốc (làng)


đồng lành (làng)


đồng bé (làng)


đà ly (làng)


hiên (làng)


giằng (làng)


trà kú


trà quơ


trà quá


trà bé


trà quế (làng, xã)


trà nhiêu (làng, xã)


trà đoã (làng, xã)


trà nô


trà kiệu (làng, xã)


trà na (làng, xã)


trà sơn (làng, xã)


trà lộ (làng, xã)

daknan
đà nẵng (thành phố)
đà nẵng
darak naih
thị nại
thị nại
naih
nại
nại

đà ly (làng, xã)


đà sơn (làng, xã)


đà bàn (làng, xã)

ndaknang [đaknang] [nguồn]
đà nẵng
đà nẵng

trà nê (xứ đất)


trà phê (xứ đất)


bà mông (xứ đất)


ma nga (xứ đất)


bà đa (xứ đất)


bà dàng què (xứ đất)


bà dàng rân (xứ đất)


gò dàng (xứ đất) [[2]]

Pallaisarioana

bà lài (xóm ở Tuy Hòa)


bà mật


bà lũy


bà nà (xứ núi)


cà tang


cà chớ


cỗ lũy


chiêm sơn (làng, xã)


chiêm động


chiêm lai hạ


chiêm bất lao (cù lao Chàm)

ꨚꨯꨤꨱ ꨌꩌ - [palau1 Cham]
cù lao chàm
cù lao chàm
pa-nrang
ꨚꨴꨗꩃ - [Panrang]
ꨚꩃꨕꨣꩃ - [Pangdarang]
ꨛꩃꨕꨣꩃ - [Ppangdarang]
phan rang
phan rang
pa-rik
ꨚꨣꨪꩀ - [Parik]
phan rí
phan rí
hamu lithit ‘mu thit’
ꨨꨟꨭꨩ ꨤꨪꨔꨪꩅ - [Hamu’ Lithit]
ꨤꨪꨔꨪꩅ - [Lithit] [ruộng Malithit]
phan thiết
phan thiết
ladik ‘la-tik’
ꨟꨤꨫ - [Mưli’] La Gi ?
la di

bal huh; huh
cổ hủ (thủ đô cũ của người Chăm nay tại Ninh Thuận) nay là làng

bal lai [thủ đô cũ của người Chăm]
hòa lai
hòa lai

thi lai (làng)


hà mật (làng)


hà quảng (làng)


hà lộc (làng)


hóa ổ (làng)
nam ô

thanh chiêm (làng)


thị nại (cửa, đầm)
thị nại
kraung ding ‘tìng’
sông dinh
sông dinh
kraung pa-auk
sông pa-ó/ma-ó/mao
sông mao

xuân dương (làng)
xuân dương
ꨨꨰꨴꨗ  hanrai.
ꨯꨌꨱꩉ chaur
động (đụn cát)
đụn
                           [cà ná]
cà ná (bãi biển)
cà ná

nhiêu trà na


quá giáng (làng)


dàng [[3]]
dàng
ꨚꨆꨮꩇ - [pakơp]
cấm [[4]]
cấm

lùm bà dàng

arăp [arap]
ꨀꨣꩇ - [Arap]
Ả rập
ả rập
   [ma lâm chàm]
ꨨꨟꨭꨩ ꨀꨆꩌ - [Hamu’ Akam]
ma lâm chàm (địa danh)

bia neh
ꨝꨳꨩ ꨰꨗꩍ - [Bia’ Naih]
mũi né

play Karan
càn rang (làng)

play Chawat
lạc trị (làng)

play Chakun
ta kung (làng)

CHỈ ĐỘNG VẬT
rwai
ꨰꨣꨶ - [rwai]
(con) ruồi

           cim
chim
chim
CHỈ SẢN VẬT, DỤNG CỤ
padai glai
đồng nai (gạo)
gạo đồng nai
           mưk
mực
mực
           jien
tiền
tiền
                hop
hộp
hộp
thùi
cái quán lợp tranh (ở chợ)

Tró (trong bàu tró)
đồ dùng bằng đất nung (gốm)

aw
ꨀꨥ - [aw]
áo

              ciev
chiếu
chiếu
ꨴꨝꨶꨬ - [brwei2]
ꨜꨶꨬ - [phwei1]
bùi nhùi (con cúi, đuốt)


ô tộ (bát, tô)

ratơng ‘cà tăng’
dí (tăng, bạt)
ví (tăng, bạt) chắn lúa
             kwai
quai
quai
yêm
yếm
áo nịt (của phụ nữ)
mo
gàu mức nước
gàu mức nước
baw
bâu
bọc áo, túi áo
bui
bụi
lùm cây
côy
cồi (cá)
cá buôi
chăm
chăm (lúa tháng 8-10)
vụ lúa tháng 10 (ruộng cạn)
cabbang ‘chà bang’


patauk ‘chống tó’
ꨚꨯꨓꨱꩀ [patauk]


cây chống
catei ‘chà tay’
ꨌꨓꨬ [chatei]

cái bào
cái bào
ꨴꨗꨭꨥ - [nrơw]
lèo (nước lèo)

pay  nung [bánh tét]
ꨚꨬ ꨗꨭꩃ - [pei nung]
bánh tét
bánh tét
ꨆꨯꨕꨱꩉ - [kadaur]
bánh đúc (ăn bánh đúc đục mặt)

han ginòn ya [bánh gừng/bánh giận hờn]
ꨈꨯꨴꨗ꨷ ꨣꨪꨢꨩ [ganraung riya’]
bánh gừng (Có đôi bạn nói em mừng/Em về làm quả bánh gừng đi thăm)

prah ba
ꨨꨝꨩ - [haba’]
lức (gạo)
gạo lức
padai brên
bà rên (gạo)

đũng
đà
đòn kê (dùng gát, kê ghe thuyền)
mo
gàu mức nước
ro
rớ
vó (lưới vó)
kalek
xà léc
bọc áo
điap lak
lát (nếp)

điap drey
dày (nếp)

[bánh xèo]
bánh xèo (chưa xác định được Quảng sang Chăm hay Chăm sang Quảng)

[bánh căn]
ꨨꨆꨭꩊ - [hakul1] (???)
bánh căn

[bắp hầm]
ꨝꨭꨩ ꨓꨊꨮꩈ [bu’ tangơy]
bắp hầm

[xôi nếp đậu phụng]
Xôi nếp đậu phụng

[chè bắp]
chè bắp

[chè nếp]
chè nếp

[chè đậu]
ꨝꨭꨩ ꨣꨪꨓꨩꩀ - [bu’ rita’k]
chè đậu xanh/đen/đỏ,…(chưa xác định được Quảng sang Chăm hay Chăm sang Quảng)

[bắp hột xào đường]

bắp đường (chưa xác định được Quảng sang Chăm hay Chăm sang Quảng)

bauh mit
ꨚꨗꨮꩅ - [panơt2]
trái mít

bauh wix
ꨀꨶꨪꩋ - [wiss]
trái ổi

bauh dalim
ꨕꨤꨪꩌ - [dalim]
trái lựu

              tauy
tỏi
tỏi

tròng (đỏ trứng gà)
lòng
pay glik
ꨚꨬ ꨕꨤꨪꩀ - [pei dalik]
bánh ít

ya che
ꨰꨌꩈ chaiy
nước chè
nước trà
aray [arai]
ꨀꨰꨣ - arai]
rài (lúa)

ariêng  pa
ꨀꨯꨣꨳꨮꩂ ꨝꩀ - [arieng bak]
rạm (con rạm)

athow cu’
ꨀꨧꨭꩃ - [asơu]
ꨧꨭꩃ - [sơu]
mực (chó)

athow pìlo’
ꨀꨧꨭꩃ asơu
cò (chó)

athow phóng
dàng (chó)
vàng
athow wăn
dện (chó)
vện
athow pilang
lang (chó)

ata siem
ꨀꨕꨩ ꨯꨦꨳꨮꩌ - [ada’ ssiem]
xiêm (con vịt)

                     [trào]
ꨌꨰꨆꨵꩀ - [chaklaik]

tràu (miền Trung: cá tràu; miền Nam: cá lóc)

kal koak
ꨴꨆꨶꩀ - [krwak]
rô (cá)

                      (tỉn)
ꨎꨮꩀ - (jơk)
ꨓꨳꩍ - (ti`ah)
tỉn
kal klan
ꨁꨆꩆ ꨆꩆ - (ikan kan)
trê (cá trê)

ritong (lòng tong)
ꨣꨯꨓ꨷ - (rataung)
ꨣꨯꨓ꨷ - (rataung)
lòng tong (cá, ở Nam bộ)

neh ta-kai (cổ ồng)

cổ/quả bồng (dụng cụ sắp trái cây, bánh,…)

karah

cà rá (loại nữ trang)
nhẫn
           bbav
bào (cái bào)
bào
wăng
giằng/vằng (gặt lúa)
vằng (gặt lúa)
                               CHỈ SINH HOẠT, MỨC ĐỘ
ꨀꨳꨮꩀ - (i`ơk)
ꨯꨟ꨷ - (maung)
ngó
nhìn
     la
     aik
é
é
     lwai
lội
lội
        cap
chắp
chắp
      wak

pầm (tiếng kêu)
thùng (trống)

Chang (tiếng kêu)
cheng (sênh)
pek (nấng)
nấng (cho rộng)

on
um (món um, cá um)

péo
bẹo
véo
brong
bộng
lỗ rỗng trong bụng cây
arăm [aram]
ꨟꨴꨔꨭꩌ - (mưthrum)
ꨣꨮꩌ ꨴꨡꨮꩄ - (rơm bbrơch)
rậm (rậm rạp) (chưa xác định được Quảng sang Chăm hay Chăm sang Quảng)

ating [atỉn]
tỉu (lồn, tục tỉu)

baur
bun
đầy
câ oi
cà lăm
nói lắp
caweo
cau có
gắt gỏng
hủn
đùm
gói, bọc
màra
lợm
béo ngậy
po
quơ
vét sạch
thơ
thắm thửa
sắm sửa
lăm
lẩy
bắn cung, nỏ
cak
cắt/gặt
gặt lúa
trui
trúc/trui
tôi thép
thăm
tắp
đắp thêm đất
apitêh chaytăn
sa tăng/satan (quỷ)

                 (hít hà)
hít hà (ăn cay hít hà)

                 (phừng)
ꨝꨵꨭꨥ - (blơw)
phùng (sôi phùng/ bùng lên)


huỡn (ăn nhẹ cho huỡn ruột)

sạ
sạ (lúa)
gieo (lúa)
NHỮNG TỪ TIẾP BIẾN VIỆT – CHĂM, CHĂM – VIỆT
Ruw ri ‘rău ri’
rầu rĩ
rầu rĩ
bat nhon bat nghia
bất nhân bất nghĩa
bất nhân bất nghĩa
gok mưnhưk
lồng đèn
lồng đèn
caramai
chùm ruột

mưkhut
măng cụt

haimia
khế (trái)

nau nhaum ‘nao họp’
đi họp

sa pluh tuk
mười giờ
mười giờ
harơk limưn
cỏ voi

ia gavic
mực

halơk
lớ

jaleng
chà leng

gai patauk
cây tó

ciet cà tăng
cái chiết

catei
chà tay

lang xaum
làng xóm

đơy
đời

Hwe
Huế

jav
giao

thưk
thứ

nhơ
nhờ

klan thu
trấn thủ

lik klơng
lý trưởng

klum
trùm

lính cơ

bin
binh

kai đwai
cai đội

dam
đám

đang
đáng

biang thang
văn thân

dhei thaung
thầy thông

cei lơy
anh ơi

nhơ
nhờ

pha
pha

Cham
Chăm

thai
thay

khai
khai

nhu

Parik
Phan Rí

tieng
tiếng

sạ
sạ (lúa)
gieo (lúa)
blu
lu (cái lu)

            Trong tục ngữ, ca dao - dân ca, đồng dao,…miền Trung, hiện vẫn còn những phương ngữ địa phương có ảnh hưởng thành tố Chăm lưu hành trong dân gian, lớp từ ngữ này biểu đạt những trạng thái khác nhau: -Tau đi ngõ ni có bông có hoa/ Mi đi ngõ nớ có ma đón đường. (đồng dao)/ - Đứng bên ni Hàn ngó bên Hà Thân nước xanh như tàu lá/  Đứng bên Hà Thân ngó bên ni Hàn phố xá nghênh ngang/ Kể từ ngày Tây lại Sứ sang/ Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bông Miêu/ Dặn lòng ai dỗ đừng xiêu/ Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có ta.
 Tuy nhiên, có điều ngày nay các nhà nghiên cứu cũng khó có thể chỉ ra được tất cả những yếu tố giao thoa của nhau giữa Việt Chăm theo phương thức cho - nhận một cách rạch ròi cụ thể. Bởi vì kế thừa mới có sự sáng tạo mới, theo đó không tránh khỏi sự mô phỏng theo của nhau trong lời ăn tiếng nói thường ngày mà sự mô phỏng này còn xảy ra trên các lĩnh vực thuộc văn hóa, văn nghệ dân gian của người Chăm và người Việt miền Trung.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, các dân tộc đều có sự giao lưu trao đổi nhau, nhất là lời ăn tiếng nói là sự va chạm đầu tiên trước khi nghĩ đến sự giao lưu các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể khác. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng giao thoa nhau trong ngôn ngữ là khó khăn, phức tạp và lâu dài. Không dễ sự mô phỏng có thể xảy ra ngay được, mà phải có thời gian và điều kiện giao tiếp trong cuộc sống thì mới có thể. Vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng đồng thời cũng vừa tiếp biến các thành tố ngôn ngữ của 54 dân tộc anh em là những chủ nhân của cộng đồng dân tộc Việt Nam làm cho tiếng nói của người Việt thêm phong phú, đa dạng trong thống nhất. Tiếng Chăm và tiếng Việt miền Trung không ngoài hệ quả đó. Trong quá trình giao thoa tiếp biến, thông qua người Chăm mà người Việt miền Trung có thêm văn hóa Ấn Độ và qua người Việt miền Trung, người Chăm có thêm văn hóa Trung Hoa. Điều đó làm cho văn hóa của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam thống nhất phong phú và đang dạng.   VVH.



[1] Xem: Gustave Huế Dictionnaire Annamite, Chinois, Francais, Nxb Trung Hòa, 1937, Nxb Khai Trí tái bản 1971.
[2] Gò Dàng xứ có quan hệ gần gũi lời ăn tiếng nói của người Chăm trong người Việt miền Trung, điều này đã được bác sỹ Albert Sallet, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm trình bày trong bài viết Les souvernirs Chams dans le folklore et les croyances annamites du Quang Nam. Xem: Tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Hue (BAVH) số 2/1923.
[3] Như chú thích Gò Dàng xứ.
[4] Như chú thích Gò Dàng xứ.

Không có nhận xét nào: