Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Tìm hiểu nhà truyền thống người Chăm Ninh Thuận

Thập Liên Trưởng

            Đặt vấn đề:
            Tộc người Chăm là cư dân bản địa sinh tụ dọc các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam từ lâu đời, trong đó có tỉnh Ninh Thuận. Ở đây, người Chăm có gần 70.000 người, sống chủ yếu băng nông nghiệp với phương thức canh tác cổ truyền. Người Chăm có mặt hầu hết trong các huyện, thành phố trong tỉnh, ngoài huyện Bác Ái, nơi sống tập trung của người Raglai anh em – “Chăm sa-ai Raglai adei”. Người Chăm từ xa xưa đã có tổ chức xã hội chặt chẽ và xây dựng nhà cửa rất phù hợp với đặc điểm phong thổ và khí hậu Nhiệt đới- Gió mùa của vùng cực Nam Trung bộ. Tỉnh Ninh Thuận nằm trọn trong lòng chão với tọa độ địa lý : 110 29’ 44,6” Vĩ độ Bắc và 108 0 54’56,2”. Các phía Nam,Tây, Bắc đều có các dãy núi án ngự, làm cho khí hậu nơi đây khô hạn quanh năm. Mùa mưa chỉ bắt đầu và tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, vũ lượng vào khoảng 900 mm. Mùa mưa chưa giảm cường độ thì Gió mùa Đông –Bắc tiếp đến và thổi mạnh cho đến hết cuối tháng 3 năm sau.
            Với đặc điểm khí hậu như đã trình bày ở trên, cư dân bản địa Chăm ở Ninh Thuận hiểu nó một cách tường tận và đã có phương thức thích hợp để xây dựng nhà cửa, từ xa xưa đã chế ngự được sự bất lợi của khí hậu và thời tiết quanh năm ở vùng cực nam Trung bộ này.
            Vì sao, chúng tôi đặt lại vấn đề này đối với nhà truyền thống người Chăm, vì hiện nay đã có những ý kiến khác nhau về việc bố trí các kiến trúc trong khuôn viên và cấu trúc của từng ngôi nhà [[1]]
            Đặc điểm cư trú của người Chăm tỉnh Ninh Thuận.
           Làng người Chăm:  
 Mô hình dãy khuôn viên nhà Chăm tỉnh Ninh Thuận [[2]]
        B

            Người Chăm cư trú thành từng, làng gọi là palei (công xã nguyên thủy), hình tròn hoặc hình chữ nhật. Ngày xưa do bị khống chế bởi quan niệm “cây cao bóng cả là nơi trú ngụ của thần linh hay ma quỷ” nên làng của người Chăm rất ít trồng cây cối, những dãy khuôn viên nhà nối tiếp nhau trơ trọi, có chăng một vài cây me chua tự mọc họăc trồng một vài cây dừa.  Thuật phong thủy cổ xưa của người Chăm về vấn đề dựng làng với địa thế: “Cek mâraong kraong barak” (Núi đằng Nam, sông đằng Bắc), theo GS.TS Phan Xuân Biên, thuật phong thủy này đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là phòng thủ tốt và có điều kiện sản xuất lúa nước.Trong làng, các khuôn viên nhà, tiếng Chăm gọi là Tapeng paga  nối tiếp nhau theo trục Bắc – Nam và mỗi dãy khuôn viên gọi là Talei paga  cách nhau một khoảng hai chiếc xe chở nông lâm sản có thể đi ngược chiều. Từng dãy talei paga có một đường ngang lối tắt gọi là kaplah để tiện cho việc đi qua dãy khuôn viên khác mà không phải đi vòng từ đầu làng. Mỗi palei có nhiều dòng tộc cùng cư trú, với đặc điểm, mỗi dòng tộc thường quây quần trong một khu vực (gọi là Puk) hay cùng một dãy khuôn viên nhà nối tiếp nhau (Talei Paga), có thể dây là tập quán cư trú rất cổ của tộc người, mỗi làng có ba hoặc bốn tộc họ (Gep patian) hoặc nhiều hơn [[3]] cư trú sống quay quần bên nhau để chống kẻ thù hai chân họăc bốn chân, Phan Xuân Biên cho rằng: “ chưa có thư tịch nào viết rằng làng người Chăm chỉ có một tộc họ cư trú. Mỗi dòng tộc, tùy theo tôn giáo, Chăm Hồi giáo Bàni hay Chăm Bàlamôn mà dòng tộc có cách đặt tên khác nhau”[[4]]. Mỗi khuôn viên nhà truyền thống Chăm thường là hình chữ nhật có thể có từ 2 hay 4 nóc nhà và có thể nhiều hơn nữa, đó là  tập quán cư trú đại gia dình mẫu hệ xa xưa, nay đã có xu hướng tan rã thành tiểu gia đình hạt nhân ách bố trí khu dân cư như trên theo, GS Phan Xuân Biên cho rằng: “ chưa có thư tịch nào viết rằng làng người Chăm chỉ có một tộc họ cư trú. mỗi dòng tộc, tùy theo tôn giáo, Chăm Hồi giáo Bàni hay Chăm Bàlamôn mà dòng tộc có cách đặt tên khác nhau”[[5]]. Mỗi khuôn viên nhà truyền thống Chăm thường là hình chữ nhật có thể có từ 2 hay 4 nóc nhà và có thể nhiều hơn nữa, đó là  tập quán cư trú đại gia đình mẫu hệ xa xưa, nay đã có xu hướng tan rã thành tiểu gia đình hạt nhân.
Trong khuôn viên nhà ở truyền thống của người Chăm có các loại nhà nay không còn nữa:
            - Thang Ye (Nhà tục), đến nay người Chăm vẫn chưa hiểu nghĩa từ “Ye” để chỉ loại nhà này, mà chỉ biết rằng đây là loại nhà làm sàn bên trong cao hơn mặt đất khoảng từ 40-50cm và mái nhà ngắn. Cửa ra vào nhà mở ở hướng Tây- Nam, có khi người ta còn mở thêm một cánh cửa ở hướng Nam để tăng thêm ánh sáng cho ngôi nhà (khi nhà không làm sàn) Những lễ tục như cưới hỏi, cúng gia tiên hay cúng thần (Ngap Yang) diễn ra trong nhà này. Đặc điểm nhà này là mặt bằng ở phái Đông được ngăn thành phòng nhỏ để làm phòng tuyên hôn-“palikhah hay pandih anâk mâtuw” cho con gái.
            - Thang Mâyuw (Nhà bên) là ngôi nhà được cha mẹ cất cho con gái đã có chồng và từ đó, vợ chồng con gái được lập bếp, ăn riêng. Thang Mâyuw thường là nhà trệt không làm sàn như thang Ye, nền nhà được tôn cao cho bằng sàn của ngôi thang Ye và cửa ra vào mở song song cùng hướng với Thang Ye
.           - Thang Gar (Nhà khách) thường là ngôi nhà có người làm chức sắc (Acar  Hồi giáo Bàni thường hay cất nhà này)
             - Thang Tông (Nhà chứa lúa), ngày xưa thanh bình, thời mà “của rơi không thèm nhặt”, người Chăm, hay tộc người Raglai thường để nông sản (lúa, bắp…) trong cái chòi tranh trong nương rẫy hay ngoài đồng. Ngày nay, người Raglai vẫn còn tập quán này, gọi là ‘tok”, họ có mài tấu mả la –Char- “Ndik tok” (lên nhà chứa nông sản để ngoài nương rẫy mà không bị mất cắp. Về sau,  tình hình an ninh xã hội có sự bất ổn, người Chăm chở lúa về làm nhà chứa (số lượng lúa từ 10 xe  trở lên      (khoảng 500giạ tương ứng với 7-8 tấn, gọi là thang tông, Với số lượng này thường là của trung nông hay phú nông. Nếu ít hơn (của bần cố nông), khoảng 3,4 xe tương ứng với 2,3 tấn, người ta ngăn phòng the của con gái (duk ndih anâk mâtuw) ở hướng Đông thành cái vựa chứa lúa, người Chăm làng Phước Nhơn gọi là “mbo padai”, người Chăm làng Văn Lâm gọi là “Weng”. Ngày nay, vị trí thang tông này thường được dể xây dựng Nhà khách thay  thang Gar,  vì thế mà nhiều người thường hiểu lầm thang tông là nhà khách. Từ “Khách” của tiếng Việt, tiếng Chăm là “Tuai”, như vậy “nhà khách” là “thang tuai”, phòng khách là “duk tuai”chứ không phải là “Thang tông”hoặc là “Duk tông”.
              Các loại nhà Thang Ye, Thang Mâyuw, thang Gar  mở cửa ra vào về hướng  Tây hoặc hướng Nam, bởi theo quan niệm của người Chăm , đó là hướng “sinh”, ngược lại hướng Tây-Bắc và Bắc được xem là hướng “tử”. Đồng thời, các hướng nhà của người Chăm thể hiện khả năng thích ứng với đặc điểm khí hậu khu vực Miền Trung hay chịu ảnh hưởng khí hậu Nhiệt đới gió mùa. Tỉnh Ninh Thuận, hàng năm chỉ có 2 mùa mưa và nắng, mùa nắng nóng rang, nhiệt độ trung bình 34o C, Mùa mưa, từ tháng 9 đến hết tháng 11. Đây cũng là những tháng tập trung bão biển đông còn gọi là bão nhiệt đới vào các tháng 9,10,11 hàng năm, những trận mưa gây ngập lụt và gió mùa Đông-Bắc thổi rất mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau lạnh giá, vì thế mà mở cửa hướng Bắc hoặc hướng Đông sẽ bất lợi. . Đây có thể nói là khả năng nhận thức và thích nghi với môi trường của người Chăm.  Ngoài ra những ngôi nhà kể trên còn có Thang Ging (Nhà bếp) và có thể có nhà đặt cối xay và cối giã gọi là Thang Lathung chai đặt gần sát với cửa ra vào khuôn viên nhà ở hướng Tây-Nam Người Chăm gọi khuôn viên nhà ở là “Tapeng Paga hala thang” với thuật phong thủy cổ truyền “Glaong di Pai bíer di Pur, Glaong di  Dak  biér di Ut”(Cao đằngTây, thấp đằng Đông, cao phía Nam, thấp phía  Bắc). Nhưng mỗi khuôn viên nhà đều có một vườn rau gia vị , gọi là “pakak” nhỏ để tận dụng nước sinh họat thải từ cái giếng đặt ở phía Đông-Bắc (Ésan) không chảy ra đường và sang nhà hàng xóm ở phía Bắc và người Chăm quan niệm rằng nước chảy từ ngoài cổng vào nhà tốt hơn là nước chảy từ khuôn viên ra ngoài (ngụ ý của cải ở ngoài về hội tụ)            
     Cụ thể các ý kiến khác nhau về vị trí các loại nhà truyền thống của người Chăm như sau:
            *.Sakaya- Nghề dệt cổ truyền của người Chăm-trang 29 và 30: nguyên văn viết như sau:
            1. “Đất khuôn viên nhà Chăm thường là hình chữ nhật, bằng phẳng, khuôn viên được rào xung quanh bằng hàng rào. Sau đó họ cắm cọc ở 4 góc của khung viên và kéo dây chéo ở 4 góc, điểm giao nhau giữa 2 đường cheo cuả khung viên đất gọi là tâm đất. Điểm này trong khung viên đất người Chăm gọi là điểm hỏa.”
            2. “Nhà tục (Thang yơ)…Đây là nhà chính của cặp vợ chồng chị gái. Ngôi nhà này thường lợp gianh, vách đất, 3 gian 2 chái (ngày nay đã được thay bằng tường gạch, lợp ngói”.
            3. Nhà Tôy: Nằm ở phía Tây khung viên hướng mặt về hướng đông đối diện với nhà Mưyâu. Đây là nhà khách. Anh em trai chưa vợ nghỉ ngơi, sinh hoạt.
            4. Kết cấu bộ khung kiểu 4 vì kèo (vì kèo 3 cột).
            -5. Nhà Gar (nhà ngang) nhà nằm ở hướng Bắc khuôn viên hướng mặt về Nam. Nhà dùng làm chỗ nghĩ ngơi, sinh hoạt của cha mẹ già trong gia đình. Từ ngôi nhà này có thể trông coi, kiểm soát tất cả ngôi nhà khác trong khung viên”.
            - Còn GS. Phan Xuân Biên ở trang 170, vẽ hình sơ đồ nhà truyền thống Chăm như sau:
            - các ngôi nhà của sơ đồ trên: A,B,C và D cùng một vị trí, như sau:
            Thảo luận:
            - 1.Khuôn viên nhà Chăm có điểm Hỏa như Sakaya viết nhưng vị trí không ở chính tâm của khung viên mà là ở nơi 2 máng xối giũa các nhà Thang Ye, thang Mâyuw và Thang Gar đổ xuống. Vì theo quan niệm của người Chăm “Diểm Hỏa” là điểm nóng , nước xối xuống để cho Thần đất không bị nóng mà ngược lại. Như thế người nhà mới làm ăn khấm khá và giàu có.
            -2.Thang Yơ Chăm chỉ có 2 gian trong đó có một gian lớn để tổ chức các lễ tục như Katé (Balamôn) hay Ramâwan (Hồi giáo Bàni) và 1 gian ở phía đông để tổ chức lễ tuyên hôn  như đã nói ở trên.
            -3. Nhà Tôy: Nằm ở phía Tây khung viên hướng mặt về hướng đông đối diện với nhà Mưyâu. Đây là nhà khách. Anh em trai chưa vợ nghỉ ngơi, sinh hoạt.
            Nhà truyền thống Chăm không có nhà Tôy (nhà Khách) nằm ở hướng như Sakaya viết mà Nhà khách là Thang Gar. Người Ê đê cũng co gian để cho khách gọi là gian Gar [[6]].
           


[1] Xem Sakaya- Nghề dệt cổ truyền của người Chăm – Trang 28- Nhà XB Văn hóa Dân tộc và Phan Xuân Biên (Chủ biên)- Người Chăm ở Thuận Hải (1989)- Sở Văn hóa Thông tin Thuận Hải
[2] Xem ảnh Khuôn viên nhà Chăm ở Tháp Po Klaong Girai-TP.PhanRang-Tháp Chàm
.[3] Làng Chăm Phước Nhơn (Palei pamblap biruw) hiện có 13 dòng tộc cùng cư trú.
[4] Xem Phan Xuân Biên(1989)- Người Chăm ở Thuận Hải, tr.170-171.
[5] Xem Phan Xuân Biên(1989)- Người Chăm ở Thuận Hải, tr132,133
[6] Xem Khôi nguyên – Tong Ching- Tạp chí văn hóa các dân tộc thiểu số, số

Không có nhận xét nào: